HomeThiên QuýTestosterone

Bài 2: Vai trò của Thiên Quý (Testosterone) như thế nào? – BS Nguyễn Đức Kiệt

Từ sau khi tìm ra Testosterone, các nhà khoa học đã bỏ ra khá nhiều công sức để tìm hiểu về nó và luôn luôn khám phá ra những điều mới mẻ và thú vị.

Sự bài tiết và nồng độ Testosterone trong máu

Đầu tiên, về sự bài tiết và nồng độ Testosterone trong máu, người ta nhận thấy hormone này có nồng độ cao nhất ở trong máu khi nam giới ở độ tuổi 25 và bắt đầu giảm dần từ 30 tuổi trở đi, mỗi năm giảm khoảng từ 1 – 1,25% và mãn dục vào khoảng 64 tuổi (còn gọi là tuổi mãn dục nam; còn ở nữ thì xảy ra sớm hơn, chỉ khoảng 49 tuổi, được gọi là tuổi mãn kinh nữ).

 

Hình 3: Testosterone bắt đầu giảm dần từ 30 tuổi trở đi, mỗi năm giảm khoảng từ 1 – 1,25% và mãn dục vào khoảng 64 tuổi

Tuy nhiên, về sinh hoạt tình dục thì do nhiều lý do, con người vẫn duy trì hoạt động tình dục cho đến tận khi “nhắm mắt xuôi tay” chứ không chỉ phụ thuộc vào Testosterone như trước đây người ta vẫn tưởng. Ở độ tuổi sinh sản, Testosterone được tiết ra không đồng đều mà lúc ít, lúc nhiều, thay đổi theo thời gian, không phải chỉ theo mùa mà còn thay đổi trong một ngày.

Các nhà khoa học thấy nồng độ Testosterone tăng cao vào khoảng từ 5 – 10 giờ sáng, và được cơ thể tiết ra nhiều nhất vào lúc nửa đêm và lúc 8 giờ sáng; với mùa thì cơ thể tiết ra nhiều nhất vào cuối mùa Hạ đầu mùa Thu và tiết ra ít nhất vào tháng 2 – 3 trong năm.

Dưới đây ta sẽ xem xét vai trò của Testosterone đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể.

 

Hình 4: Vai trò của Testosterone

Chức năng chuyển hóa của Testosterone

Ngoài các đặc điểm đã nêu ở trên, người ta còn phát hiện ra chức năng chuyển hóa các chất của Testosterone đối với cơ thể, như chuyển hóa đạm (protide), đường (glucid), mỡ (lipid), nước và muối khoáng. Đây là một điều khá bất ngờ vì trước đây người ta chưa hề biết tới.

Vai trò chuyển hóa đạm (protein) của Testosterone.

Hormone này có khả năng đồng hóa protein, nghĩa là nó giúp cơ thể thu nhận những chất đạm (sau khi được bộ máy tiêu hóa “chặt nhỏ ra” thành đơn vị cơ bản là các axit amin) để xây dựng các mô protein, bao gồm các cơ, xương và mô liên kết.

Vì vậy Testosterone có vai trò đề phòng và điều trị bệnh loãng xương ở cả nam và nữ. Testosterone có tác dụng kiến tạo khối cơ bắp làm cho cơ bắp săn chắc, dẻo dai, mạnh khỏe.

Hình 5: Vai trò chuyển hóa đạm của Testosterone

Vai trò chuyển hóa đường (glucid) của Testosterone.

Testosterone còn có vai trò chuyển hóa đường nên nó còn có khả năng dự phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có đặc điểm là nồng độ đường trong máu tăng cao do các tế bào không hấp thụ và không chuyển hóa được đường. Đường đi vào các tế bào của cơ thể là nhờ tác dụng của insulin phối hợp với bộ phận tiếp nhận insulin của tế bào.

Nhờ có Testosterone, quá trình dị hóa đường (tức là đốt cháy để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động) được xảy ra dễ dàng hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, giảm mệt mỏi, không bị ứ đọng các sản phẩm trung gian nên không bị đau nhức, không bị chuột rút và không bị ứ đọng mỡ thừa.

Khi các bộ phận tiếp nhận insulin này bị trục trặc thì lượng đường đi vào tế bào giảm đi, do đó nồng độ đường trong máu tăng lên. Testosterone giúp cho các bộ phận tiếp nhận insulin hoạt động có hiệu quả hơn, qua đó giảm xu thế phát triển thành bệnh tiểu đường (bệnh tiểu đường tuyp II), một xu thế tăng lên theo tuổi tác và ngày càng phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới.

Vai trò chuyển hóa mỡ (Lipid) của Testosterone

Testosterone cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo, giúp cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.

Thiếu Testosterone, cơ thể sẽ khó đốt cháy đường, đồng thời làm cho lượng đường thừa trong cơ thể phải chuyển vào trong gan để gan dự trữ năng lượng thừa dưới dạng mỡ lỏng (Cholesterol) và dạng mỡ đặc (Triglyceride).

Lượng mỡ lỏng tự do di chuyển trong thành mạch máu gây tắc nghẽn mạch hoặc kết hợp với các thành phần khác của mạch máu làm máu di chuyển khó khăn, lòng mạch chít hẹp, gây thiếu máu ở các cơ quan quan trọng như não, tim, gan, thận…

Lượng mỡ đặc – hay còn được gọi là mỡ trắng – làm gia tăng khối lượng mỡ dư thừa, đặc biệt là mỡ đóng ở phần bụng, hông, mông… gây béo phì, thừa cân, một bệnh khá phổ biến hiện nay và ngày càng tăng ở nước ta cũng như trên toàn thế giới.

Hình 6: Lượng mỡ đặc (mỡ trắng) làm gia tăng khối lượng mỡ dư thừa

Vai trò điều hòa hệ thống miễn dịch của Testosterone

Trong lâm sàng, khi điều trị bằng Testosterone người ta nhận thấy những bệnh nhân mắc các bệnh về tự miễn dịch như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh luput ban đỏ, bệnh xơ cứng rải rác, rối loạn chất tạo keo… đều có chiều hướng tốt lên.

Nó cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa làm tăng cân cho những bệnh nhân suy dinh dưỡng, làm vết thương mau lành và tăng đề kháng khi bị viêm nhiễm. Do kiến tạo protein, Testosterone làm phát triển khối cơ đồng thời hạ thấp nồng độ cholesterol và triglyceride (hai loại mỡ máu thường gặp) làm giảm tình trạng tích tụ mỡ ở các mô, nhất là ở phần bụng, hông và mông.

Gần đây tại châu Âu, người ta còn dùng Testosterone để phối hợp điều trị cho bệnh nhân bị hoại thư ở chân, bệnh ở động mạch vành, cao huyết áp và nhiều bệnh tim mạch khác.

Chức năng sinh lý của Testosterone

Testosterone làm tăng ham muốn tình dục

Các nhà khoa học thấy rằng tuy Testosterone ảnh hưởng đến tình dục ở cả nam và nữ, nhưng có chút khác nhau. Nam giới nếu bị thiếu Testosterone mà được bổ sung hormone thay thế thì sẽ có thể làm tăng ham muốn tình dục. Nhưng với nữ giới, tăng nồng độ estrogen (hormone sinh dục nữ) không làm tăng dục năng nhưng nếu cung cấp Testosterone cho nữ (liều thấp đủ để kích thích) lại làm tăng ham muốn tình dục.

Nam giới bị cắt bỏ tinh hoàn thường có ảnh hưởng đến cường độ ham muốn tình dục. Nhưng nữ nếu cắt bỏ buồng trứng thì vẫn không ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, song, nếu cắt bỏ cả buồng trứng và tuyến thượng thận thì mới ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

Vì thế nếu nam giới dù có bị cắt tinh hoàn và nữ giới dù có bị cắt buồng trứng hay bước vào tuổi mãn kinh (nghĩa là hoạt động bài tiết estrogen đã giảm đi) thì ham muốn tình dục cũng vẫn còn. Tuy nhiên, với nam giới nếu bị cắt tinh hoàn trước tuổi dậy thì, các đặc tính giới thứ phát sẽ không xuất hiện và cũng không có ham muốn tình dục, nếu bị cắt sau tuổi dậy thì thì vẫn có hưng phấn tình dục do những phản xạ có điều kiện đã được hình thành trước đó, tuy rằng sự ham muốn này là không cao.

Như vậy Testosterone tác động sâu sắc đến toàn bộ hoạt động của cơ thể như trí tuệ, tư duy, cảm xúc, đến hệ thần kinh trung ương, đến các bộ máy như tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiết niệu, hệ cơ xương khớp, v.v… và đến các chức năng sinh lý của con người.

Ngoài ảnh đến khả năng ham muốn tình dục, Testosterone còn là tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe của nam giới.

Testosterone gây cương cứng dương vật

Nhờ được cấu tạo một cách hết sức đặc biệt bao gồm có các thể hang và thể xốp có thể giãn nở gấp nhiều lần để chứa máu và dễ dàng xẹp đi khi không chứa máu nên dương vật có thể nở to gấp nhiều lần khi chứa đầy máu giúp nó cương cứng để hoạt động ái ân một cách dễ dàng.

Đông y gọi hiện tượng này là cương dương. Cơ chế hoạt động cương dương chính là nhờ có hormone sinh dục nam testosterone. Khi thiếu hụt testosterone sẽ làm cho dương vật không thể cương cứng được, đó thực sự là một thảm họa đối với mỗi quý ông.

Testosterone duy trì hoạt động tình dục, không bị xuất tinh sớm

Testosterone không chỉ có tác dụng làm tăng ham muốn, duy trì trạng thái cương cứng ở dương vật mà còn làm cho hoạt động tình dục được kéo dài, chỉ khi nào đạt đến cao trào, đặc biệt khi người nữ đạt đến đỉnh cao khoái cảm, âm đạo co bóp liên hồi và khít chặt thì người đàn ông mới xuất tinh, làm cho mỗi cuộc ái ân đều trở nên mỹ mãn.

Hiện tượng tự chủ này trong Đông y được gọi là bế tinh. Có được điều đó chính là nhờ Testosterone.

Khi nồng độ Testosterone giảm sút, hoạt động ân ái không được duy trì đủ lâu, người đàn ông không làm chủ được, không bế được tinh, gây hiện tượng xuất tinh sớm làm cho cuộc ái ân không trọn vẹn, người nữ luôn luôn bị hụt hẫng. Điều đó làm cho người đàn ông vô cùng đau khổ, thiếu tự tin và luôn luôn cảm thấy mình có lỗi, không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Testosterone bảo đảm cả số lượng và chất lượng của tinh trùng

Tinh hoàn ở người đàn ông là một tổ chức đa chức năng, vừa là một tuyến nội tiết (sản xuất ra Testosterone đổ thẳng vào máu, không có ống dẫn riêng), vừa là một tuyến ngoại tiết (sản xuất ra tinh trùng, có ống dẫn riêng, được đổ vào túi tinh để khi “hành sự” thì xuất vào âm đạo người nữ).

Nhờ có cơ chế “kích thích ngược” – cơ chế feedback – mà ở người bình thường, Testosterone luôn luôn ổn định, giúp tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng ở mức vừa phải để khi “tiêu hao” sẽ lại được thay thế ngay, không lúc nào bị thiếu.

Việc sản xuất này trong Đông y được gọi là hiện tượng sinh tinh. Đồng thời với việc đủ về số lượng, nhờ có Testosterone mà chất lượng của tinh trùng cũng luôn luôn được bảo đảm để đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh.

Một mililit (ml) tinh dịch chứa khoảng từ 20 triệu – 120 triệu tinh trùng.

Trong cả cuộc đời, một người đàn ông “quan hệ” khoảng 5.000 lần, xuất ra khoảng 17 lít tinh dịch với khoảng 1.500 tỷ con tinh trùng.

Khi thiếu hụt Testosterone thì người nam sẽ vừa thiếu về số lượng, vừa không bảo đảm được chất lượng của tinh trùng. Thông thường mỗi lần quan hệ, lượng tinh dịch xuất ra trung bình từ 2 – 5ml, bao gồm tinh trùng, tinh dịch, và dịch của tuyến Tiền liệt.

Nếu lượng tinh dịch xuất ít hơn 2ml và nhiều hơn 5ml được coi là bất thường.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong vài chục năm trở lại đây, do nhiều yếu tố như vệ sinh môi trường, các loại tia (từ điện thoại, điện cao thế, tia a, b, g … các loại thực phẩm bẩn, áp lực công việc, sinh hoạt căng thẳng cộng thêm với lối sống gấp gáp, không điều độ, thức đêm, không kiêng khem, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, … mà cả số lượng và chất lượng của tinh trùng của nam giới đều bị giảm sút nghiêm trọng.

Các thống kê cho thấy từ những năm 1930 đến nay, lượng tinh trùng chứa trong 1 ml tinh dịch liên tục giảm dần theo thời gian: những năm 1930 trung bình có khoảng 120 triệu tinh trùng/ml nhưng nay giảm dần chỉ còn khoảng 30 triệu tinh trùng/ml.

Tất nhiên, trên thực tế, không ai giống ai và số lượng và chất lượng tinh trùng phụ thuộc vào mỗi cá nhân người đàn ông và cả vào sức khỏe cơ thể của người đó trong từng thời kỳ.

Nhưng nhìn tổng thể thì cả số lượng và chất lượng của tinh trùng đều bị giảm dần theo thời gian. Vì vậy, theo các nhà khoa học, thời điểm thụ thai tốt nhất đối với mỗi cặp vợ chồng tối ưu là khi người vợ từ 23 – 28 tuổi và người chồng từ 25 – 35 tuổi.

 

[download id=”1029″]

COMMENTS