HomeTình dục & sức khỏeBệnh đường tình dục

Bệnh lậu – BS Nguyễn Đức Kiệt

bệnh lậu - gonorrhea

bệnh lậu – gonorrhea

Đông dược Phú Hà – Lậu là một bệnh thuộc loại phổ biến trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Bệnh được biết đến cách đây hàng ngàn năm. Bệnh do một loại vi trùng hình hạt cà phê gây nên, được Neisser tìm ra năm 1879. Bệnh Lậu lây truyền qua đường tình dục, bằng đường âm đạo, đường miệng hay hậu môn, đồng giới hoặc khác giới.

Triệu chứng bệnh Lậu ở nam giới thường đến sớm hơn và rầm rộ hơn ở nữ giới. Bệnh Lậu rất hay kết hợp với bệnh Chlamydia. Điều trị Lậu phải điều trị sớm, đúng cách, đủ liều, điều trị cả hai người cùng một lúc và nếu kết hợp với Chlamydia thì phải chữa song song cả hai bệnh.

Đại cương

Bệnh lậu được được các thầy thuốc Hi Lạp ghi nhận từ rất sớm. Người xưa quan niệm Lậu là bệnh của những người ăn chơi, trác táng, chìm đắm trong lạc thú của thần vệ nữ. Năm 1897 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của bệnh Lậu khi nhà khoa học Neisser tìm ra nguyên nhân gây bệnh: đó là vi khuẩn có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu khuẩn, khi nhuộm bắt màu Gram âm. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ thường, ngược lại, lậu cầu sống rất mãnh liệt và sinh sôi nảy nở rất khỏe trong cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung.

Song khuẩn cầu (bệnh lậu - gonorrhea)

Song khuẩn cầu (bệnh lậu – gonorrhea)

Trong đại chiến thứ nhất (1914 – 1918), bệnh Lậu phát triển thành đại dịch. Năm 1928, nhà sinh học người Scotland là Alexander Fleming đã tình cờ phát hiện ra Penicillin, sau 10 năm, các nhà khoa học khác đã điều chế được Penicillin ở phạm vi công nghiệp đã làm thay đổi hẳn cuộc chiến chống các bệnh nhiễm trùng của nhân loại, trong đó có bệnh Lậu. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai và đặc biệt sau khi ra đời của Pénicilline, bệnh Lậu chính thức được ngăn chặn và giảm dần đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, do nhiều bệnh nhân điều trị không đúng cách, không đủ liều, không điều trị cả hai người cùng một lúc và do bệnh Lậu ở người nữ không điển hình, có bệnh mà không biết đã làm lây bệnh sang bạn tình nên cho đến tận ngày nay, Lậu vẫn là một căn bệnh khá phổ biến.

Song khuẩn cầu (bệnh lậu - gonorrhea)

Song khuẩn cầu (bệnh lậu – gonorrhea)

Triệu chứng và tiến triển

Về biểu hiện lâm sàng ở nam và nữ khác nhau.

Với nam giới:

Thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 7 ngày. Triệu chứng chủ yếu là chảy mủ niệu đạo nhiều, đặc, sánh, màu trắng, hoặc vàng nhạt, tái diễn nhanh; đái buốt đầu bãi tiểu kèm phù nề bao quy đầu và sưng đau mào tinh hoàn.

Ở nữ giới:

Thời gian ủ bệnh kéo dài hơn, thường từ 3 – 10 ngày, rất ít triệu chứng, nếu cấp tính thì có thể ra khí hư: Ra nhiều, đặc, sánh, màu trắng hoặc xanh. Thăm khám thấy âm đạo đỏ, lổn nhổn nhiều hạt sùi, không đau hoặc đau ít; bị đái buốt, đái dắt. Chảy mủ trắng hoặc vàng nhạt từ hậu môn nếu giao hợp qua đường hậu môn. Các biểu hiện có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì nhưng sau một thời gian lại tái diễn. Điều đáng lưu ý là trong thời gian ủ bệnh tuy không có biểu hiện gì nhưng vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình.

Tiến triển và biến chứng của bệnh Lậu:

Với nam giới:

Viêm tinh hoàn, nếu không điều trị bằng kháng sinh mạnh và giảm đau, thì nguy cơ dẫn đến vô sinh là rất lớn.

Với nữ giới:

Chủ yếu là vô sinh, chửa ngoài tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm vùng chậu, vì lậu cầu có thể từ tử cung lên vòi trứng, gây ra viêm vùng chậu, có thể gây hậu quả sẹo xấu vòi trứng gây tắc vòi trứng, tắc ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh.

Ngoài ra, viêm vùng chậu có thể gây đau bụng, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ và chảy mủ hôi ra ngoài. Đồng thời tăng nguy cơ nhiễm các bênh STD khác, nhất là bệnh Chlamydia và HIV/AIDS…

Với cả hai giới:

Lậu hậu môn-trực tràng: nếu quan hệ qua đường hậu môn, thường sẽ không gây những triệu chứng rõ ràng, mà chỉ chảy mủ từ hậu môn, do đó rất khó bị phát hiện.

Viêm mắt: Mắt có thể bị viêm, đau, và sưng đỏ. Còn nếu người mẹ bị nhiễm lậu cầu mang thai, thì em bé khi sinh ra cũng có thể bị mắc lậu, mù mắt.

Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn lậu theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể, thường là có hội chứng nhiễm trùng nặng: sốt cao liên tục, nổi mẩn, đau cứng khớp…

Đường lây truyền của Bệnh Lậu

Lây theo đường tình dục:

qua âm đạo, đường lây này là chủ yếu, chiếm tới trên 95%. Niêm mạc da của bộ phận sinh dục mỏng, chứa nhiều mạch máu, khi quan hệ tình dục sẽ bị xung huyết quá độ, sự cọ sát sẽ gây ra tổn thương nhỏ, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Ngoài ra còn có thể lây qua đường miệng và đường hậu môn.

Lây từ mẹ sang con:

Khi thai nhi đi qua đường sinh sản mà người mẹ bị nhiễm bệnh Lậu, vi khuẩn lậu này sẽ lây nhiễm vào thai nhi làm trẻ bị mắc bệnh.

Lây qua đường máu:

Bệnh Lậu trong thời gian ủ bệnh, trong cơ thể tuy có mầm bệnh nhưng chưa biểu hiện ra ngoài, người khỏe mạnh hoặc những người mắc các căn bệnh khác khi nhận máu của những người này cũng dễ bị mắc bệnh. Đây là giai đoạn mà giới chuyên môn gọi là “giai đoạn cửa sổ”

Lây qua nhau thai:

Thai phụ mắc bệnh lậu, khi mắc bệnh mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh lậu sẽ lây nhiễm sang nhau thai, làm thai nhi bị nhiễm bệnh ngay khi còn trong bụng mẹ.

Lây gián tiếp:

Sử dụng đồ dùng của người mắc bệnh, người bình thường khi bị xây xước nếu chạm vào vi khuẩn bệnh trên những đồ dùng này cũng sẽ mắc bệnh.

Lậu và chlamydia

Lậu và Chlamydia tương tự nhau nhưng Chlamydia nặng hơn còn Lậu thì thường bắt đầu sớm hơn. Một người có thể cùng một lúc mắc cả Lậu và Chlamydia nên trong điều trị phải điều trị cả hai cùng một lúc. Lậu và Chlamydia đều là những bệnh nghiêm trọng nhưng dễ điều trị nếu được chữa sớm, đúng cách.

Ngược lại nếu không điều trị sớm và chữa không đúng cách sẽ có thể gây nhiễm khuẩn nặng hoặc chuyển sang mạn tính, có nhiều biến chứng. Điều cần lưu ý là phải điều trị cả hai người cùng một lúc, càng sớm càng tốt. Trong thời gian điều trị tốt nhất là ngừng quan hệ, trường hợp đặc biệt thì phải sử dụng bao cao su mỗi lần giao hợp.

Điều trị

Nếu Lậu cấp tính mà điều trị sớm thì kết quả thường rất tốt, khỏi nhanh, không để lại biến chứng, nhưng cần điều trị đúng cách, đủ liều, đặc biệt là cần phải điều trị đồng thời cả hai người cùng một lúc.

Trong thời gian điều trị cần tránh giao hợp. Có nhiều phác đồ điều trị có hiệu quả. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu một phác đồ điều trị đơn giản, phù hợp cách thức mà bệnh nhân có thể mua thuốc về nhà tự điều trị ở nhà hoặc nhờ người tiêm tại cơ sở y tế nào cũng được.

Nhưng xin lưu ý là chỉ điều trị sau khi đã có kết quả xét nghiệm đã chắc chắn là có “vi khuẩn hình hạt cà phê” hoặc có “song cầu khuẩn”.

Thuốc điều trị Lậu như sau:

1. Spectinomycin 2g x                      2 lọ
(Actinospectacin; Espectinomicina)

Tiêm sâu vào bắp thịt trong hai buổi chiều liền, mỗi lần 1 lọ (nhớ thử phản ứng trước khi tiêm thuốc).

2. Unasyn Oral 375mg x                  6 viên 
(Sultamicillin tosylat)

Uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, cách nhau 2 giờ vào buổi chiều cùng ngày khi tiêm lọ thuốc đầu tiên.

3. Nước Oxy già x                              3 lọ

Rửa sạch bằng nước chín ấm, sau đó bôi nước Oxy già vào nơi tổn thương để cho mủ chảy ra hết, sau đó lau khô bằng giấy sạch. Vệ sinh thân thể và vệ sinh đường tiết niệu sạch sẽ. Ăn nhiều rau, hoa qủa tươi. Sinh hoạt lành mạnh./.

COMMENTS