Chữa chai chân, “mắt cá” bằng đông y
Đại cương
Chai chân và mắt cá chân là bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động của người bị.
Điều trị bằng tây y
Y học hiện đại thường điều trị chai chân bằng cách cắt mổ cắt phần chai chân, khoét sâu hết các tế bào quá sản mà người ta thường gọi là “chai”. Tuy chỉ là một phẫu thuật nhỏ, nhưng thường mất nhiều máu và bệnh nhân phải nghỉ việc ít nhất là 7 đến 10 ngày. Tây y thường chữa Chai chân bằng cách ngâm nước nóng xà phòng cho bở lớp sừng, gọt mỏng rồi băng mỡ Salixilic 5 – 20%.
Với mắt cá chân, người ta thường đốt điện hoặc khoét bỏ bằng phẫu thuật. Do phải khoét sâu, vết thương lâu liền, lại dễ tái phát vì thường rất khó lấy hết cả “chân”, hoặc để lại sẹo xơ hóa to hơn, phát triển nhanh và gây đau đớn, khó chịu.
Bài thuốc đông y chữa chai chân, mắt cá
Bài thuốc:
- Hạt Gấc 15 hạt;
- Ô mai 5 quả;
- Nhựa Đu đủ 10g;
- Nhựa cây Đại 5g;
- Muối 2,5g
Cách chế biến:
- Hạt Gấc bóc bỏ vỏ gỗ để lấy cả vỏ lụa, giã nát;
- Ô mai bỏ hạt, giã nát.
- Trộn hai thứ trên với nhựa cây Đu đủ, nhựa cây Đại và muối.
- Chia thành 5 liều nhỏ và dùng dần
Cách chữa:
- Cho một liều thuốc vào túi nilon, khoét một lỗ nhỏ vừa với mắt cá chân, băng ép lại.
- Khi khô, cho nước đun sôi để nguội vào cho vừa ẩm.
- Điều đặc biệt là trong thời gian điều trị, người bệnh vẫn lao động, công tác bình thường, không phải nghỉ việc.
- Cứ 24 giờ lại thay băng một lần.
- Đắp liên tục 5 – 7 ngày liền, khi thấy chai chân “chết” quắt đen lại, ra cả “chân” thì ngưng đắp thuốc, sát trùng và băng lại để tránh nhiễm trùng.
- Thường thì khi “mắt cá” đã “chết” teo nhỏ lại sẽ tự đùn ra hoặc chỉ cần rút nhẹ là ra, không hề đau đớn gì và cũng không hề chảu máu.
Sau khi lấy “chai chân” ra, nếu vết thương sâu, có thể đắp lá Vông nem giã nát với muối vào chỗ tổn thương để vết thương chóng đầy miệng./.
COMMENTS