Chữa nước ăn chân
Đông dược Phú Hà – Về mùa hè, một số người phải lội nước nhiều nhất là những người sống trong vùng bão, lụt, suốt ngày phải lội trong nước, các kẽ chân bị bợt ra, có mảng trắng lép nhép, gây ngứa, dát, đau đớn khó chịu, bị nặng nhất thường ở kẽ thứ 3 thứ 4, nhân dân ta hay gọi là “nước ăn chân”.
Nguyên nhân
- Thực ra đó là một loại nấm có tên Epidermophyton interdigitale gây nên, trong y tế người ta gọi là bệnh “nấm kẽ chân”.
- Bệnh tuy không gây nguy hiểm, nhưng làm ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, nếu bị nhiễm khuẩn còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Tốt nhất là đề phòng để bệnh không xảy ra. Khi đã bị bệnh cần phải được chữa sớm và triệt để.
Cách chữa:
- Rửa chân bằng nước sạch, rửa lại bằng nước phèn chua hoặc nước chè tươi các ngón chân, lau thật khô rồi bôi thuốc vào các kẽ chân.
- Nếu có điều kiện nên bôi nước lá trầu không trước khi bôi thuốc.
- Ngày bôi 3 – 4 lần.
Có thể dùng một trong các loại thuốc dưới đây.
- Cồn ASA (Aspirin 10g, Natrisalisylat 8,8g, cồn 70o vừa đủ 100ml). Loại này hiện đang có bán rất sẵn trong các hiệu thuốc, nhà thuốc.
- Bột phèn chua:
- Phèn chua phi: 4 phần + Hàn the phi 1 phần (cho phèn chua vào một chiếc vỏ hộp, đun lên, phèn chua sẽ chảy ra thành nước. Tiếp tục đun cho đến khi phèn chua thành một chất trắng xốp là được. Cho ra cối đá hay cối gỗ, tán nhỏ. Hàn the cũng làm tương tự).
- Tất cả trộn đều, cho vào lọ dùng dần.
- Rễ cây uy linh tiên (còn gọi là cây Bạch hạc)
- Dùng rễ rửa sạch, thái nhỏ, ngâm trong cồn 70o hay rượu ngon trong một tuần, lọc bỏ bã.
- Dùng bôi như cồn ASA.
- Búp ổi cho thêm một nhúm muối giã nát, xát vào kẽ chân ngày 4 – 5 lần.
- Lá Khoai lang giã với một nhúm muối, xát vào kẽ chân ngày 4 – 5 lần.
- Lá cây Chút chít giã với một nhúm muối, xát vào kẽ chân ngày 4 – 5 lần
- Lá Mướp non giã với một nhúm muối xát vào kẽ chân ngày 4-5 lần.
Phòng bệnh:
- Không nên đi giầy, nhất là giầy vải, giầy cao su, vì bị hấp hơi, nấm dễ mọc và phát triển.
- Bôi dầu ma dút hay dầu hoả rồi để khô trước khi lội xuống nước.
- Rửa sạch ngay chân sau khi lội nước, chú ý kỳ sạch các kẽ chân.
- Có thể bôi bột talc hay bột phấn rôm vào các kẽ chân khi không phải lội nước./.
Tham khảo phần 2: Chữa nước ăn chân (phần 2)
COMMENTS