HomeBài thuốc Đông YBài thuốc và vị thuốc

Đông trùng hạ thảo – BS Nguyễn Đức Kiệt

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo

Đông dược Phú Hà – Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensis. Tên gọi “đông trùng hạ thảo” là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt.

1. Nguồn gốc đông trùng hạ thảo

Vị thuốc này thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc.,   1878 với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes.

Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam… (Trung Quốc).

Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử. Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Tây Tạng và Tứ Xuuyeen (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.

2. Mô tả

Chi nấm Cordyceps có tới 400 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài

  • Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps Militaris…
  • Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo.

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần “lá” hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành.

Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 – 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn.

Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

3. Thành phần

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có Lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na vv… ).

Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao.

Trong đó phải kể đến Axit Cordiceptic, Cordycepin, Adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại Vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

4. Công dụng đông trùng hạ thảo

Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống Đông trùng hạ thảo an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1 kg thể trọng.

Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu.

Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong Đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.

5. Thông tin thêm

Nhà bác học Lê Quý Đông từng viết trong sách(?) rằng: “trên núi Tản, có mọc nhiều loại thuốc quý, trong đó có Đông trùng hạ thảo…”. Tuy nhiên, những người làm về đông y tại Việt Nam cho rằng muốn mua được đông trùng hạ thảo thật thì phải sang Trung Quốc vì đông trùng hạ thảo hiện nay được coi là quý hiếm hơn cả Nhân sâm, Lộc hươu, giá của nó vì thế rất đắt và có thể bị làm giả.

Tại một của hàng Đông dược có uy tín ở Côn Minh (Trung Quốc), 5g đông trùng hạ thảo có giá lên tới gần 500Nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng Việt Nam, năm 2005). Vừa qua, lần đầu tiên ở Việt Nam, GS-TSKH-Viện Sỹ Hoa Kỳ Đái Duy Ban cùng các nhà khoa học uy tín và công ty Daibio đã tìm ra và nhân nuôi thành công Đông Trùng Hạ Thảo tại Việt Nam để phát triển thành Đông Trùng Hạ Thảo Daibio (Trang thông tin Y Học Bộ Y Tế đã giới thiệu vào tháng 8 năm 2009 về “Nghiên cứu phát hiện mới loài đông trùng hạ thảo (DTHT) Isaria cerambycidae N.SP. ở Việt Nam và xác định một số hoạt chất sinh học trong đông trùng hạ thảo” của GS. Đái Duy Ban và cộng sự. Nhà xuất bản Y Học đã phát hành sách “Đông Trùng Hạ Thảo” do GS. VS. TSKH. Đái Duy Ban chủ biên về lĩnh vực này)

Tin thêm:

Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển trên toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Vì mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ nên vị thuốc này có tên là Đông trùng hạ thảo. Về thành phần hóa học: Đông trùng hạ thảo chứa 25-32% protit, 14-19 axit amin khác nhau. Các vitamin như A, B1, B2, B12, C và các nguyên tố vi lượng như Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe… trong đó cao nhất là phospho.

Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch cơ thể.

Đối với hệ tim mạch: Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim, giữ nhịp tim tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể.  Mặt khác nó còn có khả năng điều chỉnh lipit máu, làm giảm cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch. Làm hạ huyết áp đối với người bệnh cao huyết áp.

Đối với hệ hô hấp: Đông trùng hạ thảo có tác dụng bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng.

Đối với hệ thống nội tiết: Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng tổng hợp các hormon tuyến này, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormon nam tính và làm tăng trọng lượng của tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên động vật thực nghiệm.

Ngoài ra Đông trùng hạ thảo còn có tác dụng chống ung thư, chống viêm nhiễm, chống quá trình lão hóa và trấn tĩnh, chống co giật.

Ở Việt Nam, nhiều nơi, nhất là vùng núi phía Bắc và vùng núi Tây Bắc, người ta thường bắt con Sâu chít cho vào rượu ngâm bán thay Đông trùng hạ thảo./.

Tham khảo từ: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

COMMENTS