Trong châm cứu, người ta tìm ra loại huyệt ngũ du. Tùy theo kinh âm, kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành;
- Trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh,
- Giữa hai kinh âm dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc.
Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khí đi trong đường kinh như dòng nước chảy:
Huyệt ngũ du
- Huyệt HỢP: Nơi kinh khí đi vào
- Huyệt KINH: Nơi kinh khí đi qua
- Huyệt DƯ: Nơi kinh khí dồn lại
- Huyệt HUỲNH: Nơi kinh khí chảy xiết
- Huyệt TỈNH: Nơi kinh khí đi ra
Sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của ngũ hành như sau:
Khi sử dụng huyệt ngũ du để chữa bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.
Theo như bảng trên có thể thấy:
Kinh Dương:
- Tỉnh huyệt thuộc Kim
- Huỳnh huyệt thuộc Thủy
- Du huyệt thuộc Mộc
- Kinh huyệt thuộc Hỏa
- Hợp huyệt thuộc Thổ
Kinh âm:
- Tỉnh huyệt thuộc Mộc
- Huỳnh huyệt thuộc Hỏa
- Du huyệt thuộc Thổ
- Kinh huyệt thuộc Kim
- Hợp huyệt thuộc Thủy
Tạng du ngũ thập huyệt (50)
Tạng tức là Ngũ Tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận
Du tức là ngũ du huyệt: Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp
Mỗi tạng có 5 huyệt, tổng cộng có 25 huyệt, cả hai bên thì thành 50 huyệt (ngũ thập)
Phủ du thất thập nhị huyệt (72)
Phủ là Lục Phủ: Đại trường, Tiểu trường, Vị, Bàng quang, Tam tiêu, Đởm
Mỗi phủ đều có 6 huyệt, 6 phủ là 36 huyệt, tính cả hai bên thì thành 72 huyệt (thất thập nhị)
COMMENTS