HomeBài thuốc và vị thuốcLý thuyết YHCT

Pháp hãn, thổ, hạ, hòa, thanh, ôn, tiêu, bổ trong Bát Pháp

Pháp hãn, thổ, hạ, hòa, thanh, ôn, tiêu, bổ trong Bát Pháp

Theo y học cổ truyền (đông y) Bát pháp là 8 giải pháp giải quyết bệnh tật sau khi đã chẩn đoán bằng Bát cương, trong đó bao gồm pháp Hãn, pháp Thổ, pháp Hạ, pháp Hòa, pháp Thanh, pháp Ôn, pháp Tiêu, pháp Bổ.

Bát Cương chính là 8 cương lĩnh để chẩn đoán bệnh, gồm: Biểu chứng, Lý chứng, Hàn chứng, Nhiệt chứng, Hư chứng, Thực chứng, Âm chứng, Dương chứng.

  1. Hãn (寒): Sử dụng các phương pháp hoặc dược liệu có tính hàn để điều trị các bệnh do nhiệt, giảm nhiệt trong cơ thể.
  2. Thổ (吐): Áp dụng các phương pháp khiến cho bệnh nhân nôn mửa để loại bỏ các độc tố hoặc chất dư thừa từ dạ dày.
  3. Hạ (下): Sử dụng các thuốc nhuận tràng hoặc lợi tiểu để loại bỏ các chất độc hoặc dư thừa qua đường tiêu hóa hoặc tiết niệu.
  4. Hòa (和): Điều chỉnh và hài hòa các chức năng của cơ thể, thường là thông qua việc cân bằng âm và dương, và cải thiện sự lưu thông khí và máu.
  5. Thanh (清): Làm sạch hoặc thanh lọc các nội tạng bằng cách loại bỏ nhiệt hoặc độc tố, thường là từ gan, thận hoặc phổi.
  6. Ôn (温): Sử dụng các phương pháp hoặc dược liệu có tính ấm để trị các tình trạng lạnh, tăng khí huyết lưu thông và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  7. Tiêu (消): Giảm kích thước của khối u hoặc nốt sưng, giảm viêm và tiêu hao các độc tố hoặc thấp khí trong cơ thể.
  8. Bổ (补): Tăng cường sức khỏe và năng lượng cơ thể bằng cách bổ sung khí, máu, âm hoặc dương, hoặc tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng.

Bát pháp

Pháp HÃN (ra mồ hôi)

Hãn pháp là dùng các thuốc cho ra mồ hôi tạo thành bài thuốc để đưa tà khí ra ngoài, chỉ dùng khi bệnh còn ở biểu, không cho truyền bệnh vào trong (lý).

Ứng dụng lâm sàng:

Dùng hãn pháp để chữa các bệnh sau:

  1. Ngoại cảm phong hàn,
  2. Ngoại cảm phong nhiệt,
  3. Ngoại cảm phong thấp,
  4. Bệnh phong thủy
  5. Bệnh sởi lúc chưa mọc ban

Ngoại cảm phong hàn

  1. Cảm mạo phong hàn: Sợ rét, nóng ít, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù, dùng các thuốc tân ôn giải biểu như quế chi, tía tô, gừng… Trong chứng cảm mạo phong hàn có hai loại có mồ hôi, mạch phù nhược gọi là tiểu hư dùng bài Quế chi thang, không có mồ hôi mạch phù khẩn gọi là tiểu thực dùng bài Mai hoàng thang.
  2. Các bệnh đau dây thần kinh ngoại biên, co cứng các cơ do lạnh: đau vai gáy, đau lưng, liệt dây VII ngoại biên…
  3. Dị ứng nổi ban do lạnh, viêm mũi dị ứng…

Ngoại cảm phong nhiệt

  1. Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu viêm long khởi phát của các bệnh truyền nhiễm (phần vệ của ôn bệnh) có các triệu chứng: sốt nhiều, sợ lạnh ít, khát, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. Dùng các thuốc tân lương giải biểu để chữa như : Bạc hà, Lá dâu, Hoa cúc, Rễ sắn dây… Các bài thuốc như Ngân kiều tán.
  2. Viêm màng tiếp hợp cấp theo mùa, siêu vi trùng…

Ngoại cảm phong thấp

  1. Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cấp, đau dây thần kinh ngoại biên, dùng các thuốc phát tán phong thấp như Hy thiêm, Ké đầu ngựa, Thổ phục linh, Thiên niên kiện…

Bệnh phong thủy

  1. Viêm cầu thận cấp dị ứng do lạnh, có hiện tượng phù từ lưng trở lên kèm theo sốt, sợ lạnh, suyễn, viêm họng… thường dùng bài Việt tỳ thang.

Bệnh sởi lúc chưa mọc ban

  1. Thường dùng các vị thuốc như Bạc hà, Kinh giới, Lá dâu… để thúc mọc ban

Chú ý:

  1. Không được dùng pháp Hãn khi ỉa chảy, nôn, mất nước
  2. Mùa hè không nên cho ra mồ hôi nhiều, sợ mất nước gây trụy mạch
  3. Khi bệnh xuất hiện ở biểu và lý cùng một lúc thì vừa dùng phép pháp hãn để giải biểu, vừa dùng phép chữa bệnh ở lý như âm hư vừa có biểu chứng thì vừa bổ âm vừa giải biểu.

Pháp THỔ (gây nôn)

Áp dụng các phương pháp khiến cho bệnh nhân nôn mửa để loại bỏ các độc tố hoặc chất dư thừa từ dạ dày.

Pháp HẠ (đại tiện)

Sử dụng các thuốc nhuận tràng hoặc lợi tiểu để loại bỏ các chất độc hoặc dư thừa qua đường tiêu hóa hoặc tiết niệu.

Pháp HÒA

Hòa pháp là phương pháp dùng các bài thuốc để chữa bệnh ngoại cảm thuộc bán biểu bán lý (không phát hãn được vì không phải ở biểu, không dùng phép thanh hạ được vì không phải ở lý) và chữa các bệnh gây ra do sự mất điều hòa khí huyết các tạng phủ trong cơ thể.

Ứng dụng lâm sàng:

Phép Hòa được dùng để chữa một số chứng bệnh sau:

  1. Chứng cảm mạo thuộc kinh biểu dương (đởm)
  2. Bệnh sốt rét (ngược tật)
  3. Chứng bệnh do can tỳ bất hòa

Chứng cảm mạo thuộc kinh biểu dương (đởm)

  1. Lúc nóng lúc rét, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, miệng đắng: Dùng bài Tiểu sài hồ.

Bệnh sốt rét (ngược tật)

  1. Thường dùng bài Tiểu sài hồ thêm các vị thuốc Thảo quả, Bình lang, Thanh bì…

Chứng bệnh do can tỳ bất hòa

  1. Bệnh loét dạ dày, tá tràng do can mộc khắc tỳ thổ
  2. Bệnh ỉa chảy mạn tính do thần kinh: Dùng bài thuốc Thống tà yếu phương

Chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều, suy nhược thần kinh, hysteria, có kèm theo những sang chấn tinh thần gây rối loạn thần kinh chức năng (YHCT gọi là can khí uất tiết) hay dùng bài Tiêu dao tán.

Chú ý

  1. Không được dùng phép Hòa trong khi tà còn ở biểu hay đã vào lý
  2. Nếu tà khí vừa ở bán biểu bán lý mà có một phần đã vào lý hoặc còn ở biểu thì phải phối hợp thuốc. Như chứng thiếu dương mà có táo bón, không dùng bài Tiểu sài hồ mà dùng bài Đại sài hồ thang, chứng thiếu dương kèm thêm biểu chứng dùng bài Sài hồ quế chi thang (bài quế chi thang chữa biểu chứng và Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Chỉ thực để điều hòa thiếu dương)

Bát pháp

Pháp THANH (làm mát)

  1. Thanh pháp là phương pháp dùng các bài thuốc mát lạnh (hàn lương) tạo thành bài thuốc để chữa các chứng bệnh gây ra hoặc cơ thể ở tình trạng dị ứng nhiễm trùng

Ứng dụng lâm sàng

Được chia làm 5 loại và giữa các chứng bệnh sau đây:

  1. Thanh nhiệt tả hỏa
  2. Thanh nhiệt lương huyết
  3. Thanh nhiệt giải độc
  4. Thanh nhiệt trừ thấp
  5. Thanh nhiệt giải thử

Thanh nhiệt tả hỏa

Dùng để chữa các chứng do hỏa độc gây ra:

  1. Sốt cao gây mất tân dịch
  2. Chứng dương minh kinh chứng (hội chứng lục kinh) hay chứng ôn bệnh thuộc khí phận sốt không sợ lạnh, sợ nóng ra mồ hôi, khát nước, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng đại,
  3. Dùng bài Bạch hổ thang

Thanh nhiệt lương huyết

Để chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra:

  1. Tình trạng dị ứng, nhiễm trùng
  2. Ôn bệnh thuộc phần dinh, phần huyết, sốt nhiều khát nước, lưỡi đổ giáng, ngủ không yên, nói mê, bứt rứt có khi hôn mê, hoặc do nhiễm độc, làm thành mạch bì rối loạn gây chảy máu (chảy máu cam, đại tiện ra máu, tử ban…)
  3. Dùng các bài thuốc như Thanh dinh thang, Tê giác đại hoàng thang

Thanh nhiệt giải độc

Để chữa các chứng bệnh do nhiệt gây ra:

  1. Mụn nhọt, viêm họng, viêm phế quản, viêm tuyến vú
  2. Bệnh truyền nhiễm so siêu vi trùng

Thanh nhiệt trừ thấp

Để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra:

  1. Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục, viêm âm đạo, niệu đạo, viêm loét cổ tử cung
  2. Các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm gan siêu vi trùng, viêm túi mật, lỵ trực trùng, lỵ amip
  3. Các bệnh gây ra bội nhiễm: Ghẻ, lở nhiễm trùng, chàm nhiễm trùng

Thanh nhiệt giải thử

  1. Chữa các chứng sốt say nắng về mùa hè do thử nhiệt gây ra.

Chú ý

  1. Dùng thận trọng các trường hợp suy nhược cơ thể, ỉa chảy kéo dài do tỳ hư, ăn kém, thiếu máu

Pháp ÔN (ấm nóng)

  1. Ôn pháp là dùng các thuốc ấm và nóng tạo thành bài thuốc để chữa các chứng hư hàn thuộc lý trong cơ thể.
  2. Cần phân biệt với chứng biểu hàn như cảm mạo phong hàn chữa bằng phép hãn đã nêu ở trên.

Ứng dụng lâm sàng

Dùng phép ôn để chữa các chứng sau:

  1. Bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng, ỉa chảy mạn tính và các rối loạn tiêu hóa
  2. Bệnh ỉa chảy người già, bệnh viêm thận mạn tính gây phù thũng, bệnh viêm đại tràng mạn tính
  3. Chứng trụy mạch, choáng do mất máu, mất nước, điện giải gây các chứng

Bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng, ỉa chảy mạn tính và các rối loạn tiêu hóa khác

  1. Có các triệu chứng: sợ lạnh, tay chân lạnh, đau bụng, chậm tiêu, ỉa chảy, nôn mửa, mạch trầm nhược, nhu hoãn
  2. Gọi là chứng tỳ vị hư hàn, dùng phép ôn trung trừ hàn để chữa
  3. Bài Lý trung hoàn

Bệnh ỉa chảy người già, bệnh viêm thận mạn tính gây phù thũng, bệnh viêm đại tràng mạn tính

  1. Có các triệu chứng người lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, lưng lạnh, mỏi gối, phù thũng, mạch trầm nhược
  2. Gọi là chứng thận dương hư (hay mệnh môn hỏa suy) không ôn dưỡng được tỳ dương
  3. Dùng phương pháp ôn thận tỳ dương với các bài như Chân vũ thang, bài Tứ thần hoàn.

Chứng trụy mạch, choáng do mất máu, mất nước, điện giải gây các chứng

  1. Có các triệu chứng: Sợ lạnh, ỉa chảy, tay chân quyết lạnh, ra mồ hôi dầm dề, tinh thần mệt mỏi, mạch vi mốn tuyệt gọi là chứng thoát dương, hay vong dương
  2. Dùng phương pháp hồi dương cứu nghịch với các bài thuốc như Tứ nghịch thang.

Chú ý

  1. Không được dùng phép ôn trong trường hợp trụy mạch ngoại biên do nhiễm trùng nhiễm độc gọi là chứng chân nhiệt giải hàn.
  2. Người âm hư, huyết hư do thiếu tân dịch không dùng phép ôn.
  3. Những người có chứng nhiệt (hư nhiệt, thực nhiệt gây các chứng chảy máu) không được dùng phép ôn.

Pháp TIÊU

Giảm kích thước của khối u hoặc nốt sưng, giảm viêm và tiêu hao các độc tố hoặc thấp khí trong cơ thể.

Pháp BỔ

  1. Bổ pháp là dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gây ra (do chính khí hư)
  2. Bổ pháp gồm 4 loại là Bổ âm, bổ dương, bổ khí và bổ huyết.

Ứng dụng lâm sàng

Bổ âm

  1. Để chữa các bệnh gây ra do âm hư: người gầy, miệng khô, họng khô, ho khan hoặc ho ra máu, triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, gò má đỏ, mạch tế sác… hay gặp ở các bệnh suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, rối loạn giao cảm do lao, di tinh, đái dầm…
  2. Dùng bài thuốc Lục vị hoàn hay bài Tả quy hoàn

Bổ dương

  1. Để chữa các chứng bệnh gây ra do thận dương hư: đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh, tay chân lạnh, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần, mạch nhược.
  2. Dùng bài thuốc: Hữu quy hoàn hoặc bài Thận khí hoàn

Bổ khí

  1. Để chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư: Hơi thở ngắn gấp, mệt mỏi, ăn kém, chậm tiểu, đi ỉa chảy, cơ nhẽo, trương lực cơ giảm…
  2. Hay gặp ở các bệnh: suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa,
  3. Các chứng bệnh do trương lực cơ giảm: sa dạ dày, sa trực tràng, sa sinh dục.
  4. Dùng bài thuốc Tử quân tử thang.

Bổ huyết

  1. Để chữa các bệnh gây ra do huyết hư, sắc mặt vàng héo, móng tay móng chân khô, môi nhạt nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt kinh nguyệt ít, sắc kinh nhạt
  2. Hay gặp ở các bệnh thiếu máu, phụ khoam teo cơ, cứng khớp

Chú ý

  1. Ngoài 4 phương pháp trên người ta còn dùng các hình thức bổ khác như bổ trực tiếp vào tạng phủ hay được dùng với các loại thuốc động vật, bổ tạng phủ theo cơ chế ngũ hành tương sinh như phế hư thì kiện tỳ vì tỳ sinh thổ sinh phế kim.
  2. Khi dùng phép bổ bao giờ cũng chú ý đến công năng của tỳ vị, vì tỳ vị thuộc thổ sinh ra tất cả, nếu tỳ vị hoạt động tốt thì uống thuốc và ăn uống mới hấp thụ được.

 

 

 

COMMENTS