Rất nhiều người nghĩ rằng thoái hóa cột sống chỉ xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên thực tế cho thấy hiện tượng thoái hóa cột sống đang có chiều hướng gia tăng ở các đối tượng trên 30 tuổi với các dấu hiệu đau buốt, nhức mỏi bả vai, cổ, sống lưng, thắt lưng, tê bại tay (chi trên) và chân (chi dưới).
Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống kết hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Điều trị thoái hóa cột sống là phối hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó các bài tập luyện đúng phương pháp vừa là một biện pháp điều trị vừa là biện pháp dự phòng thoái hóa cột sống.
- Thoát vị đĩa đệm
- Hẹp đĩa đệm
- Thoái hóa đĩa đệm với sự hình thành gai xương
Phần cổ
Phần cột sống cổ là gồm 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7. Phần cột sống cổ kết hợp với hệ thống cơ, dây chằng giúp nâng đỡ đầu Đốt sống cổ theo sinh lý sẽ là hơi cong về phía trước, cong nhất ở phần C4 và lồi ra sau cao nhất ở C7.
Cột sống cổ mất đường cong sinh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra như ngủ sai tư thế, thoái hóa cột sống, u xương, chấn thương, ngồi sai tư thế, bẩm sinh
Phần ngực
Bệnh thoái hóa cột sống ngực có thể gây ra nhiều biến chứng tương đối nguy hiểm và khó chữa. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa cột sống ngực thường ít xảy ra hơn so với bệnh thoái hóa cột sống cổ hay cột sống lưng.
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống ngực có thể là do tai nạn, ngã xe hay phải chịu các va đập mạnh ảnh hưởng đến cột sống. Người bị bệnh thoái hóa cột sống ngực luôn phải chịu đựng các cơn đau hoành hành gây mệt mỏi, căng thẳng.
Các dây thần kinh ở vùng cột sống cổ, ngực điều khiển nhiều bộ phận cơ thể quan trọng, vì vậy khi bị thoái hóa cột sống ngực vùng này sẽ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra rối loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống ngực: đau tức ngực, đau nhức vùng lưng giữa, khó thở, khó tiêu, các chức năng ở bàng quang và ruột bị ảnh hưởng, người luôn mệt mỏi
Các phương pháp điều trị hiệu quả:
Xoa bóp bấm huyệt và châm cứu: là những phương pháp cổ giúp khai thông kinh lạc, giãn cơ, chỉ thống…hỗ trợ rất tốt khi áp dụng điều trị đau do cột sống cong vẹo gây ra.
Tiêu Chấn Thủy: Giúp giảm viêm, giảm đau, lưu thông khí huyết, giãn cơ, tăng cường máu và trao đổi chất giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Tập luyện: với những người bị cong vẹo cột sống thì tập luyện thường xuyên phần sẽ hỗ trợ điều trị rất tốt, tập luyện và tạo thói quen để cột sống trở lại đường cong sinh lý của nó.
Tài liệu dưới đây là những bài tập hàng ngày cho bệnh nhân thoái hóa cột sống với các động tác kéo giãn cơ cổ, vai, cơ lưng, cơ bụng, di động cột sống.
COMMENTS