HomeLý thuyết YHCT

Cây hoàn ngọc, cây thuốc đặc biệt – BS Nguyễn Đức Kiệt

Cây hoàn ngọc, cây thuốc đặc biệt

Cây hoàn ngọc - Đông dược Phú Hà

Cây hoàn ngọc

Đông dược Phú Hà – Vào những năm 1990, trong dân gian có lẽ chưa có một cây thuốc nào mà lại được người dân cho là một loại “thần dược” chữa được bách bệnh như cây Hoàn ngọc. Chỗ nào người ta cũng nói đến Hoàn ngọc, bệnh gì người ta cũng chữa bằng Hoàn ngọc và nhà nào cũng trồng Hoàn ngọc. Lời đồn đại cho rằng sở dĩ cây có tên là “Hoàn ngọc” vì có một chú bé chơi đùa bị chúng bạn đá vào vùng “của quý”, hòn “Ngọc hành” bị biến mất, sau nhờ dùng cây thuốc “Con khỉ” mà Ngọc hành lại trở về như cũ. Từ đó, cây Con khỉ được mang tên mới: Cây Hoàn ngọc.

1. Đại cương 

Tên gọi:

Cây Hoàn ngọc còn có tên là cây “Xuân hoa”, cây “Nhật nguyệt”, cây “Tu lình”, cây “Con khỉ”, cây  “Thần dưỡng sinh”, cây “Trạc mã”, cây “Thần tượng linh”, cây “Mặt quỷ” và nhiều tên khác nữa, có tên khoa học là Pseuderanthemum (Nees) Radlk., thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae).

Mô tả:

Đây là loại cây bụi, sống nhiều năm, cao 1-2 m, thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 12 – 17cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, thành xim dài 10 – 16cm; hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím, đài 5 lá rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài; bao phấn màu tím, bầu thượng, nhẵn, 2 ô. Quả nang, chứa 4 hạt.

Thành phần hóa học:

Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của nhóm tác giả Đỗ Huy Bích… Trần Toàn – Viện Dược liệu, do NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành năm 2006 thì, cây Hoàn ngọc chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ, 7 chất đã được phân lập, trong đó 4 chất là Phytol, β-sitosterol, hỗn hợp đồng phân Epimer của Stigmasterol và Poriferasterol.

Lá tươi chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g, protein hòa tan 25,5mg/g, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các chất: Ca 875,5mg%, Mg 837,6mg%, K 587,5mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, Cu 0,43mg%, Mn 0,34mg%, Ni 0,19mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70oC.

Tác dụng dược lý:

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cây Hoàn ngọc có các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; có hoạt tính thủy phân protein (nên trong lâm sàng đắp lá tươi Hoàn ngọc làm tiêu mủ và làm tan sẹo lồi); tác dụng ức chế Monoaminoacydase (MAO) và tác dụng bảo vệ gan. Cây không có độc tính.

2. Bộ phận dùng 

  • Lá cây: Dùng tươi (thông dụng nhất) hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
  • Vỏ thân, vỏ rễ, cành cây.
  • Toàn cây tươi giã nát hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
  • Rễ cây: thường phải là cây có từ 7 năm tuổi trở lên mới tốt.

3. Công dụng và liều dùng: 

  • Cây Hoàn ngọc không độc, có thể uống trong hay đắp ngoài, dùng tươi hay dùng khô đều được, nhưng dùng tươi tác dụng tốt hơn.
  • Nếu dùng tươi phải nhai chậm để thuốc kết hợp với nước bọt mới phát huy tối đa tác dụng của thuốc.

3.1. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, cây Hoàn ngọc dùng để chữa các bệnh sau đây:

  1. Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, trĩ nội…: Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, ngày 2-3 lần, dùng liền 5 – 7 ngày.
  2. Cầm máu: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương chảy máu, làm tan máu tụ do chấn thương, trĩ nội, trĩ ngoại ra máu, ho ra máu… Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, hay sắc 10g lá khô, uống như nước chè, dùng liền 5 – 7 ngày.
  3. Chữa lở loét: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo vết thương, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vết thương sẽ làm tiêu mủ, giảm sưng, vết thương mau liền, chóng lên sẹo.
  4. Chữa sẹo lồi, mụn lồi: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo nhu cầu, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vùng sẹo, mụn lồi, sẽ làm tam sẹo, mụn lồi. Đắp đến khi mặt da phằng thì ngừng thuốc.

3.2. Theo kinh nghiệm dân gian.

Tài liệu nói về cây Hoàn ngọc lưu truyền trong dân gian rất nhiều, nhưng có một bài được cho là của GS Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne cung cấp. Đó là một bài viết khá đầy đủ, giọng văn vừa trí tuệ với tầm hiểu sâu, biết rộng, vừa khiêm tốn,  rất giống với văn phong của GS Phạm Khuê. Chỉ tiếc là nay GS Phạm Khuê đã “đi xa” nên chúng tôi không có điều kiện xác minh.

Nhưng thiết tưởng, cây Hoàn ngọc không có độc, mà kinh nghiệm dân gian thì rất phong phú, nhiều bài thuốc hay, cây thuốc rất tốt nhưng các nhà khoa học chưa có điều kiện nghiên cứu, thẩm định. Riêng cây Hoàn ngọc này đã nhiều người dùng đều thấy có kết quả, nhất là dùng cho những người mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc loại nan y như ung thư, HIV/AIDS… thì nên áp dụng theo cách mà GS Phạm Khuê chỉ dẫn và ông Nguyễn Văn Cứng đã cung cấp, đặc biệt đối với người nghèo, bệnh trọng. Kính mong quý vị tham khảo, nếu có điều kiện thì áp dụng hoặc mách cho bạn bè, người thân áp dụng, vì với những bài thuốc rẻ tiền, công hiệu thì càng nhiều người biết, áp dụng, chữa khỏi bệnh, càng tốt.

Mua hoàn ngọc (cây con khỉ) ở đâu?

Chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi từ quý vị về việc mua cây hoàn ngọc ở đâu. Cây này khá phổ biến và quý vị có thể mua được từ các hàng lá bán nhiều ở các chợ.

Dưới đây là toàn văn bài viết của GS Phạm Khuê do ông Nguyễn Văn Cứng cung cấp.

BS Nguyễn Đức Kiệt

COMMENTS