HomeBài thuốc Đông YBài thuốc và vị thuốc

Tác dụng chữa bệnh của Phèn chua – BS Nguyễn Đức Kiệt

Tác dụng chữa bệnh của Phèn chua

Phèn chua

Phèn chua

Đông dược Phú Hà – Phèn chua, tên khoa học là Alumen, tên khác là Bạch phàn, Minh phàn, khi nung nóng lên sẽ xốp nhẹ gọi là Khô phàn hay Phàn phi. Phèn chua là một khoáng chất được dùng rất thông dụng trong nhân dân, nhưng lại là một vị thuốc có nhiều công dụng rất tốt. Ngoài tác dụng làm trong nước, phèn chua còn được dùng làm thuốc, cả trong đông y và tây y. 

Trong tây y, phèn chua được dùng làm se, sát trùng vết thương, dùng ngoài để nhỏ măt (dung dịch 0,10g trong 10ml nước cất), bôi họng (5g phèn chua trong 20g mật ong) hoặc cầm máu chân răng (dạng bút chì).

Theo đông y, phèn chua có vị chua, tính hàn, không độc, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, dùng uống với liều từ 0,3g đến 2g, dưới dạng khô phàn làm thuốc thu liễm, cầm máu, dùng chữa nóng trong xương tuỷ, thịt mọc trong mũi (polip mũi), chế luyện làm thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ, cầm máu tại chỗ hoặc khi ho ra máu và xuất huyết các loại, dùng ngoài không kể liều lượng. Các bài thuốc có phèn chua gia truyền, kinh nghiệm sau đây đã được dùng rất có kết quả trong dân gian.

Các bài thuốc gia truyền từ phèn chua

1. Chữa hắc lào

  • Phèn chua phi:        4 phần,
  • Hàn the nung:         1phần.

Hai vị tán nhỏ, rây mịn, trộn lẫn cho vào lọ đậy kín, dùng dần.

Rửa sạch nơi bị hắc lào, chấm nước lá trầu không, sau đó rắc thuốc bột trên lên bề mặt nơi bị tổn thương, ngày hai lần cho đến khi khỏi hẳn.

2. Chữa chốc đầu:

  • Phèn chua phi:        4 phần
  • Hàn the nung:         1 phần
Hai vị tán nhỏ rây mịn, trộn lẫn , cho vào lọ đậy kín, dùng dần.
Gội đầu bằng nước tro bếp, sau đó lau khô. Lấy một nắm lá trầu không thêm một dúm muối, giã nát, bọc vào miếng vải sạch, chấm lên nơi đầu bị chốc, sau đó rắc bột nói trên lên vùng tổn thương, ngày 2 – 3lần.
Nhớ cậy hết vẩy và rửa hết mủ bên trong da đầu, nếu để có mủ phía trong, rắc bột phía ngoài sẽ không có tác dụng.

Có thể dùng thuốc bôi ngoài đơn thuần hoặc kết hợp với bài thuốc uống trong (tiêu độc) sau đây:

– Huyền sâm:             12g,                             – Kim ngân hoa:          8g,
– Sâm đại hành:           8g,                             – Hạ khô thảo:            8g,
– Ké đầu ngựa:          10g,                             – Thổ phục linh:         12g,
– Nhân trần:               10g,                             – Mạch môn:              8g,
– Cam thảo:                 8g.

Tất cả cho vào ấm đất với ba bát nước, sắc còn một bát, chia hai lần uống trong ngày.

Bôi và uống thuốc liền 5 – 7 ngày. Thường chỉ 3 – 5 ngày là khỏi.

Chúng tôi đã có dịp chữa cho nhiều bệnh nhân, trong đó có những cháu điều trị khắp nơi không khỏi, nhưng sau khi chữa bằng thuốc này, chỉ 3 – 5 ngày là khỏi, lâu nhất cũng chỉ một tuần là hết bệnh.

Đây là một bài thuốc đơn giản, rẻ tiền nhưng lại rất hiệu nghiệm.

3. Chữa hôi nách:

Phèn chua phi, tán nhỏ, rây mịn cho vào lọ nút kín, dùng dần. Tắm hoặc rửa nách thật sạch bằng xà phòng, bôi bột phèn chua vào.
Vì hôi nách là bệnh do tuyến mồ hôi nên không thể khỏi hằn được, phải bôi thuốc thường xuyên sau mỗi lần tắm rửa. Nếu bôi đều đặn, sẽ không khi nào có mùi.

4. Chữa rắn cắn:

Phèn chua phi, cam thảo 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày uống 2 – 3 lần.
Chữa rắn, rết độc cắn, cả khi đã bị cấm khẩu, mắt quầng thâm.

5. Chữa viêm dạ dày, ruột cấp, mạn tính:

Phèn chua phi: 100g, tán nhỏ, rây mịn, cho vào lọ nút kín, dùng dần.
 Ngày uống 0,5 – 1g chia làm nhiều lần, chữa viêm dạy dày và ruột cấp tính, nôn mửa; viêm ruột mạn tính, kíêt lỵ mạn tính.

6. Chữa khí hư, bạch đới:

Khô phàn, Sà sàng tử (hạt cây Giần sàng) hai vị bằng nhau, tán nhỏ viên thành viên hay sắc nước
Dùng rửa âm hộ, âm đạo, chữa khí hư bạch đới.

7. Chữa nước ăn chân:

Rửa sạch chân bằng nước muối, chú ý các kẽ chân, lau khô, bôi dầu hoả vào các kẽ chân, sau đó rắc bột phèn phi vào.

Ngày rắc thuốc 2 lần. Nhớ luôn luôn để chân khô khi không phải lội nước./.

Hình ảnh tham khảo

Một số hình ảnh về Phèn chua (Bạch phàn), sau khi đã được nung nóng trở nên trắng xốp và rất nhẹ

Có thể quý vị cũng quan tâm những bài thuốc này

COMMENTS